Lễ đâm trâu ở Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2223
  • Tổng lượt truy cập 10,262,957

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:30 am

Lễ đâm trâu ở Tây nguyên

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác,người ê đê
05/08/2009 10:08 pm

Lễ đâm trâu:

Lễ đâm trâu rất phổ biến ở nhiều dân tộc Tây Nguyên và là một sinh hoạt văn hoá dân dan nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao. Nhiều loại hình nghệ thuật nhân gian được huy động tham gia vào lẽ hội này âm nhạc, cồng chiêng, múa hát, múa kiếm, nghệ thuật tạo hình.

Lễ đâm trâu được tổ chức vào dịp mừng chiến thắng, mừng được mùa của cộng đồng, khánh thành nhà rông, lễ cầu an, mưng năm mới, lễ phá điềm xấu, diềm gở cho cả buôn làng… Cũng có khi chỉ do một gia đình trong bản đứng ra tôe chức để tạ ơn thần nhưng tham gia vào lễ hội là cả cộng đồng.

Con trâu- theo thần thoại của một số dân tộc ở Tây Nguyên và vật tổ, là vật hiến tế Giàng. Tuỳ theo mức đọ non già của trâu (căn cứ vào độ dài của sừng đồng bào gọi “trâu một em hoặc hai em” tức là sinh đẻ một hoặc hai lần mà đánh giá lễ lớn nhỏ. Trâu càng già, sừng càng dài, lễ càng lớn.

Tuy nhiên dân tộc nào ở tây nguyên cũng có đâm trâu, có nơi đồng bào chỉ giết trâu, cắt đầu đuôi đặt lên mâm cúng, chứ không có nghĩa lễ. Đa số các dân tộc tây nguyên khi thịt trâu để cúng, đều có nghi lễ cụ thể, kết hợp với múa hát. Để chuẩn bị đâm trâu, dù là lễ của làng hay là một gia đình. Người Gia rai cũng có sự phân công một số trai tráng vào rừng tìm đốn một cây gạo (blang) lớn, một số cây khác nhỏ hơn và 8 cây tre, cao khoảng 5-6m. Họ cũng đem về nhiều dây rừng để chuẩn bị cột buộc trâu, cột này như cây nêu của người kinh. Người churu gọi là K’nơng. Người Eđê, Gia rai gọi là Gơng Blang.

Địa điểm trồng cột buộc trâu, nếu làm riêng của gia đình thì đặt ở giữa sân trước nhà. Nếu là lễ của cả buôn, thì nêu sẽ được dựng trước sân nhà làng (nhà rông). Địa điểm trồng cột nêu do thầy cúng bói chọn. Trước hôm làm lễ một ngày phải hoàn thành cây nêu. Cột nêu được trình bày như sau:

Cột gôn cao 5-6m, trên ngọn có một bàn thờ nhỏ. Đây là nơi để hồn ông bà tổ tiên về đó dự. Dọc thân cột có cắm những lưỡi dao làm bằng gỗ tre vót nhọn tượng trưng cho những cánh thần và một hình trăng lưỡi liềm, tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh của các Giàng. Quanh cột có cắm 8 cành tre cao, đầu mỗi cành cắm một sợi dây tre có vót tua hoặc dây rừng buông thòng xuống dưới mặt đất. Trên những sợi dây này có buộc những miếng gỗ nhỏ vẽ nhiều màu sắc như để chào mừng ông bà tổ tiên về dự lễ. Chung quanh cột nêu chính còn trồng 4 cột nêu nhỏ cao 2m để cột trâu cúng. Cột này có vễ hình hoa văn, chim, thú, hoa, lá. Nếu cúng một trâu thì trồng một cột. Nếu cúng nhiều trâu thì mỗi con phải trồng một cột riêng.

Khi các công việc đã chuẩn bị xong, trâ đã được buộc và cọc. Thầy cúng hoặc già làng bắt đầu khấn vái các Giàng. Sau đó là bài hát “khóc trâu” sầu thảm, buồnbã của người chủ trâu để an ủi, vổ về và tiễn biệt con trâu trước lúc bị giết làm lễ tế thần. Lời hát chứa đầy nội tâm, diễn tả tình cảm gắn bó giữa con người và con trâu và sự tiéc thương vô bờ đối với con vật thương yêu này. Dưới đây là trích đoạn trong bài “khóc trâu”.

Ta thương trâu đã mười năm

Ta chăm trâu vừa đủ trăm ngày

Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối

Mời trâu ăn lá cây lần cuối

Mời trâu ăn ngọn cỏ tranh lần cuối

Trâu hãy ăn lá rang lần cuối

Trâu hãy kêu nghé ọ lần cuối

Người ta đã cột trâu vào cọc rồi

Khách mời trâu đã đến đầy nhà

Chờ sáng mai họ sẽ vào ngày hội

Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi

Ta không thể giúp gì cho trâu được

Trâu hãy rung cho ngã cọc nêu

Trâu vùng vẫy cho đứt chùm dây

Người ta sắp sửa thịt trâu rồi đấy

Nơi vũng nước trâu dẫm vẫn còn

Chân trâu cào mặt đất còn dấu

Bãi có nơi trâu còn đó

Ngọn núi nơi trâu đi với cái

Bụi tre kia trâu vỗ nghé ngủ

Cây to khi trâu thường cọ khi ngứa

Đôi mắt trâu tròn trâu tìm đường đi

Dòng suối nơi trâu tắm vẫn còn

Ta gặp trâu đêm nay nữa thôi

Người ta đã cột dây đầy cổ trâu

Người ta cột trâu nhiều dây chắc lắm

Người ta đã cho trâu đeo dây cườm

Mũi sừng trâu đã cắm tang năr*

Ta đành chịu không cứu được trâu

Người chặt vào lưng xin trâu đường khóc

Người đâm vào hong trâu chớ kêu la

Người chặt vào đuôi trâu đừng quất nữa

Nếu trâu quất e trúng lũ trẻ

Có bề gì ta phải chịu đòn

Trâu chết đi bỏ lại vũng nước

Trâu chết đi bỏ lại bãi cỏ

Trâu chết đi bỏ lại vợ con

Trâu chết đi cho buôn làng vui

Cho thần lúa xuống ở trong nia

Cho thần lúa xuống ở trong thùng

Ta trao bột máu dê cho trâu

Ta cho trâu ăn bột củ nghệ

Ta cho trâu uống rượu ống nữa

Trâu uống đi trước khi trâu chết

Ta tiếc thương trâu lắm trâu ơi

Ta khóc thầm nơi bụi nsi**

Ta khóc thầm nơi bụi tre non

Lưng trâu đã từng mang bầu nước cho ta

Lưng trâu đã từng chở tre về nhà

Cặp sừng trâu đã từng vuốt ve

Ta thường cởi trên cổ trâu…

Trâu bỏ bãi có sẽ mọc dài…

Bỏ bụi tre tre phải mọc traí

Thôi ta từ giã trâu từ đây

Trâu hãy ăn nắm có lần cuối

Trâu hãy ăn trươc khi trâu chết

Để trâu về dữ con thần lúa.

(*) Cây nêu nhỏ tết bằng chỉ xanh có hình thoi cắm vào sừng trâu.

(**) Một loại lá cây trâu rất thích ăn

Sau các nghi thức cầu thần linh về chứng giám lòng thành của bà con và nhận lễ vật. Tiếng chiêng trống nỗi lên rộn rã. Nam nữ thanh niên nắm tay nhau nhảy múa, di động theo còng tròn ngựơc chiều kim đồng hồ (chiều của sự sống) xung quanh cây nêu có buộc trâu. Những người tham dự đứng vòng ngoài bao quanh đội múa nhạc. Âm thanh rộn ràng của chiêng trống, bước chân bàn tay múa uyển chuyển càng làm không khí thêm sôi động và náo nhiệt.

Gìa làng ra hiệu, còng múa tản dần nhập vào vòng người bên ngoài. Một nhóm chàng trai khoẻ mạnh, giỏi tài săn bắt trong buôn cầm theo dao, lao, kiếm, xà gạc… tiến vào. Nhóm này dẫn đầu đàn chiêng trống, tiếp tục vừa đi vòng tròn, vừa múa vũ khí để lừa nhịp đâu trâu. Người được cử đâm trâu phải là người có kinh nghiệm, khoẻ mạnh và chính xác khi trâu bị đâm vào đúng vị trí, con trâu ngã khuỵ xuống chết ngay. Sau đó là được coi là điều may mắn, buôn làng sẽ được khoẻ mạnh, làm ăn thuận lưọi.

Thường thì khi người đi cầm đầu kiếm hoặc dao, xà gạc chém chính xác vào khuỷu chân trái sau của trâu. Trâu lồng lên vòng quanh cột. Chàng trai lại chém một nhát mạnh và chính xác vào khuỷu chân phải sau. Con vật lê lết quanh cột nêu. Nhóm múa dao kiếm tiếp tục múa vòng tròn. Một người khác cầm dao dài, múa theo nhịp chiêng trống, trong tiếng hò reo của mọi người, tìm đúng vị trí, đúng lúc đâm trúng tim con vật.

Người tây nguyên sợ nhất là khi làm lễ đâm trâu mà con trâu không chết, lại đứt dây chạy vuột, phải bắt lại. Đó là điềm xấu cho gia đình (buôn làng) báo hiệu mùa màng có thể bị mất mùa. Những dũng sĩ trong đội đâm trâu lập tức bị loại, chọn người khác thay thế.

Khi con trâu đã tắt thở, thầy cúng mang một chiếc nồi đồng nhỏ đến hứng huyết trâu hoà với rượu, sau đó dùng dao cắt tai, mũi, mắt, đuôi trâu, mỗi thứ một ít bày lên mâm cúng. Rượu hoà huyết được bôi lên thân cây nêu, hoặc lên quẻ âm dương để xem bói. Nhóm dao kiếm tiếp tục xẻ thịt trâu để ăn mừng.

Phần nghi lễ đến đây là xong. Mọi người được ăn uống ca hát nhảy múa, kể chuyện xưa… cho đến khi hết rượu thịt thì mới giải tán. Sưu tầm

Lời bình: Cái lễ đâm trâu này nghe  chừng cũng thật hay. Người Ban mê cũng muốn đưa vào trong các sản phẩm du lịch của vườn Trohbư của mình nên lưu lại đây cho nhớ

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác