Nơ Trang lơn - Người anh hùng của các dân tộc Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 1232
  • Tổng lượt truy cập 10,243,883

Fanpage facebook

Ngày đăng: 11/01/2013, 10:56 am
Nơ Trang lơn - Người anh hùng của các dân tộc Tây nguyên

12:51 2 thg 8 2009

Ama Trang Lơng là một nhân vật lịch sử của vùng đất Tây nguyên này. Ông sinh năm 1870 tại buôn Bupar, một làng M’nông Biệt dưới chân núi Nam Drôn thuộc khu vực suối DakNha, phía bắc cao nguyên M’nông và mất năm 1935, ông là một tù trưởng, thủ lĩnh của phong trào chống Pháp trên cao nguyên M'Nông.

Ama Trang Lơng là cách gọi theo tiếng của người  Ê Đê chứ thực ra phải gọi ông là N'Trang Lơng (Nơ Trang Lơng hoặc  Bă Trang Lơng ) theo đúng tiếng dân tộc  M'Nông của ông.

Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân người M’Nông chống lại ách thống trị của người Pháp trên tây nguyên. Cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 24 năm (1912 - 1935). Tù trưởng Lơng mất ngày 25/5/1935 do sự phản bội của một quân sĩ tên là Bă Phnông Phê.

Theo các tài liệu lịch sử thì sau khi bình định xong vùng Buôn Ma Thuột, quân Pháp mở rộng địa bàn  bình định ra khắp vùng tây nguyên bằng cách thiết lập các đồn binh và thâm độc hơn là chính sách tuyển chính những người địa phương để đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong vùng. Trong một trận càn quét tại làng Bu Rlam, chúng đã bắt vợ và con gái của thủ lĩnh Lơng, sau đó chặt đứt chân, tay và để mặc cho đến chết.

Cái chết của vợ con không làm ông nản chí mà càng hun đúc mối thù không đội trời chung. Đầu năm 1914, cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Lơng lan rộng khắp vùng cao nguyên M'Nông và lôi kéo được nhiều tù trưởng tài giỏi khác như R'Dinh, R'Ong (tù trưởng của các buôn Bu Jeng Chet, Bu Me Ra, Bu Nốp... thuộc tổng Dar Rtik, nay là tỉnh Đắk Nông). Một trong những chiến công nổi bật của nghĩa quân là vụ mưu sát thành công tên thực dân Pháp cáo già Henry Maitre (1914).

Những sự kiện về ông:
Từ năm 1909, sau sự đầu hàng của Khunjunob, Pháp bắt đầu tung những đơn vị, những phái đoàn lên thám thính vùng cao nguyên M’nông. Tên Henri Maitre đã cho chiếm đóng và xây dựng đồn ở Buôn Bu Poustra và đã tấn công làng Bu Nơtrang của Bơ Tranglơng, hãm hại gia đình ông. Dân hai làng phẫn nộ truyền nhau câu hát:

“Dân M’nông ơi! Vùng lên đi!
Con gái đánh bằng chày giã gạo,
Con trai đánh bằng dao găm, giáo mác.
Tất cả giơ lên như bông lau, lách
Giết bằng được thằng Hăngri mết
Thì ta mới yên cái bụng làm rẫy, xây làng”


Giai đoạn 1 của cuộc kháng chiến (1912-1915), Bơ Tranglơng quyết định dùng 150 nghĩa quân tấn công triệt hạ đồn Bu Poustra, mở màn cuộc kháng chiến dài 25 năm của đồng bào M’nông.

Chiến thắng của Bơ Tranglơng khiến Henri Maitre tức giận, từ 1912-1914 Pháp đã tổ chức nhiều cuộc vây ráp lùng bắt và treo thưởng Bơ Tranglơng nhưng đều thất bại. Toàn thể dân M’nông kiên quyết theo Bơ Tranglơng đánh Pháp.

Ngày 29-7-1914, Rơ Ong Leng giả hàng mời Henri Maitre đến làng Bunor tiếp nhận sự đầu thú của 400 nghĩa quân. Henri Maitre tưởng thật, đi cùng một nhóm lính đến thì rơi vào bẫy và bị Bơ Tranglơng kết liễu. Từ đấy, nghĩa quân liên tiếp đánh nhiều trận và tiêu diệt được nhiều tên thực dân gian ác khác như trận BuKlir và Bu Thông (1914), trận Srê Lovi (1922) .

Giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến (1930-1935). Năm 1928 Pháp đẩy mạnh việc làm con đường 14, đoạn từ Palklei-Srey Khơtum do tên Gatille phụ trách. Ngày 26-1-1931, Bơ Tranglơng cho quân phục giết chết tên này khiến Toàn quyền Đông Dương lo lắng. Một phong trào kháng Pháp dấy lên mạnh mẽ toàn miền nam cao nguyên.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3-1935, tên thiếu tá Nyo chỉ huy lực lượng quân Pháp từ 4 hướng tấn công căn cứ Nam Nung có sự yểm trợ của máy bay. Nghĩa quân được báo trước và đã giáng cho quân Pháp những đòn phủ đầu. Nhưng trong một lần chiến đầu, Bơ Tranglơng bị trúng đạn và bị bắt cùng với bộ chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông mất ngày 23-5-1935, thọ khoảng 65 tuổi.

Sưu tầm

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác