Lễ cầu mưa của người Ê đê

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4950
  • Tổng lượt truy cập 10,150,654

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:31 am

Lễ cầu mưa của người Ê đê

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác,người ê đê
05/08/2009 10:16 pm

Hàng năm vào mùa rẫy mới, sau khi đã dọn sạch rẫy, chỉ chờ cơn mưa đầu mùa đổ xuống là gieo hạt, đồng bào Eđê thường tổ chức lễ cúng cầu mưa. Đây là phong tục gắn liền với lễ nghi nông nghiệp, thể hiện sự giao cảm của con người và thiên nhiên, nhằm mong ước một mùa rẫy mới bắp lúa đầy chòi, dưa bí đầy sàn, mọi nhà no đủ.

Để chuẩn bị cho lễ cúng cầu mưa, dân làng cùng nhau sửa sang lại bến nước và dọn một bãi đất sạch cao ráo (cạnh bến nước) dùng làm nơi đặt lễ cúng. (Thực ra đây chính là nghi thức cúng bến nước)

Đến ngày cúng, ông chủ của bến nước (Khoa Pin Ea) cùng thầy cúng và các chàng trai mang ra bến nước (chỗ bãi đất đã làm sẵn) 1 con heo đã làm thịt, 3 ché rượu, 1 cái gùi đựng 5 ống nứa (mỗi ống nứa đếu đựng nước đầy) tượng trưng cho nước mưa. Trẻ gia trai gái đã có mặt đủ tại bến nước. Ngày hôm ấy đều đông đủ ở bến nước. Ngày hôm ấy đều kiêng cữ, không được ai đi rừng, lên rẫy hoặc ra sông, suối lấy nước tắm giặt.

Sau khi đồ lễ cúng đã đặt vào vị trí quy định, thầy cúng dùng tiết heo bôi lên 3 ché ruợu, gùi các ống nứa đựng nước và các cây dùng buộc ché rượu. Rồi thầy cúng khấn.

Ơ giàng núi, giàng sông, ơ giàng bến nước.

Ơ giàng mưa, giàng mây, giàng gió, giàng sấm.

Dân làng tôi làm lễ cúng các giàng

Cầu các giàng cho mưa xuống

Để người và mọi vật sống lại

Để cây lúa, cây bắp xanh tuơi

Cho nhà nhà no đủ

Ơ giàng hãy làm mưa đi

Khấn xong, thầy cúng lấy một ché rượu lớn đổ vào một cái bát và đi vòng quanh khu vực làm lễ vừa đi vừa té rượu. Tiếp đến thầy cúng lấy một cái ống đựng nước, té ra xung quanh làm mưa. Những người đứng xung quanh, nếu ai bị nước té ướt là điều may mắn. Xong đâu đấy, thầy cúng chia thịt heo làm hai phần, một phần dần cho các Giàng, một phần dần cho dân làng. Mọi người dự lễ đều được uống rượu cần và được chia một ít thịt mang về. Ý nói đây là lộc của thần mưa ban cho.

Sau đó dân làng cùng thầy cúng về nhà ông chủ bến nước làm lễ cúng cầu mưa tiếp. Tại đây có 7 ché rượu và 7 bầu khô đựng đầy nước, thầy cúng tiếp tục làm các nghi thức cúng Giàng như ngoài ở bến nước. Chiêng trống nỗi lên náo nhiệt, nghe như tiếng sấm rền, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi… Mọi người vừa uống rượu cần vừa ăn thịt heo nướng với xôi, vừa nhảy múa ca hát suốt đêm.

Người Eđê quan niệm rằng, sau một lễ cầu mưa mà có một trận mưa xuống, thì được coi là một niềm may mắn, cả buôn làng sẽ làm lễ ăn mừng trận mưa đầu mùa và làm lễ cầu mưa tiếp.

Nếu loại trừ kiêng cữ không cần thiết, phần nào mang yếu tố mê tín dị đoan, thì lễ cúng cầu mưa của người Eđê không chỉ là phong tục lễ nghi nông nghiệp đơn thuần mà là còn một hình thức sinh hoạt văn hoá, tâm linh dân gian, thể hiện bảo vệ cuộc sống, bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ sự sống của cộng đồng. Sưu tầm

Lời bình: Những  lễ hội dân gian ở Tây nguyên luôn đặc sắc và cuốn hút. Người Ban mê cũng muốn đưa vào trong các sản phẩm du lịch của vườn Trohbư của mình quá nên lưu lại đây cho nhớ. Mà sau này thế nào mình cũng  làm lễ cúng bến nước trong Trohbư mà

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác