Đàn đá

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 14346
  • Tổng lượt truy cập 10,286,954

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 08:50 am

Đàn đá

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Buôn Ma Thuột,Đắk lắk,đàn đá,Linh tinh khác,tây nguyên
10/07/2008 07:34 am

Đàn đá là một nhạc cụ cổ và là trong những lọai nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau.

Tập tin:Baotang04.JPG

Căn cứ vào loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, các nhà khoa học cho biết những thanh đá để làm đàn này có khoảng 3.000 năm qua. Những năm đầu thập niên 1990, người ta tìm được khoảng 200 thanh đàn đá rải rác ở Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông BéPhú Yên...; mỗi bộ đàn này có từ 3 đến 15 thanh. Bộ đầu tiên tìm được vào năm 1949 tại Ndut Lieng Krak (Đắc Lắc), hiện nay đang được trưng bày ở Viện Bảo tàng "Con người" tại Paris, nước Pháp.

Tập tin:Taynguyen01.JPG

Trong bộ đàn đá, những thanh đá dài, to, dày thì cho tiếng trầm. Thanh ngắn, nhỏ, mỏng thì cho tiếng thanh. Lọai đá được sử dụng chế tác đàn đá là lọai đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, lọai đá này có đặc điểm là cho tiếng kêu rất rõ khi dùng vật gì đó gõ vào.

âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước.

Trên đây là một số hình ảnh về đàn đá trưng bày trong bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk - Số 04 Nguyễn Du thành phố Buôn Ma Thuột./.

(Theo Vi Wiki)

Lời bình: Nếu mà vườn Trohbư nhà mình cũng có một bộ đàn đá như thế thì thật là tuyệt cú mèo đấy nhỉ

http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229.

Xem thêm:


 

Đàn Đá: Một nhạc khí cổ độc đáo của Việt Nam

By Giáo Sư Vũ Hồng Thịnh

Ngày 2 tháng 2 năm 1949 tại làng Ndut Liêng Krak thuộc vùng Cao nguyên tỉnh Đaklak ,một nhóm phu làm đường trong lúc làm công việc san lấp , đã phát hiện 11 thanh đá lạ. Những thanh đá này, theo quan sát thông thường thì rõ ràng có bàn tay chế tác của con người chứ không phải đá tự nhiên. Để tiện việc hình dung ra những thanh đá, xin mô tả một số nét chính. Đây là những thanh đá có hình dáng thuôn dài, màu xám đậm. Thanh dài nhất 101,7 cm, nặng 11,210 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm, nặng 5,820 kg.

Phát hiện này đã được báo cáo cho giáo sư khảo cổ học người Pháp là Georges Condominas lúc đó đang làm việc tại Viện Viễn Đông Bác cổ ( Hà Nội ). Tháng 6 năm 1950, giáo sư G. Condominas đưa những thanh đá này về Paris và chúng được nghiên cứu bởi giáo sư âm nhạc André Schaeffner.

Khi tạp chí Âm nhạc học ( năm thứ 33 – bộ mới ) số 97-98 tháng 7 năm 1951 đăng tải công bố của giáo sư Schaeffner: “ Một phát hiện khảo cổ học quan trọng – đàn lithophone ở Ndut Liêng Krak ( Việt Nam ), có thể nói đã tạo một chấn động lớn trong giới khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, âm nhạc học, và rất nhiều các ngành học về xã hội, nghệ thuật khác nữa. Giáo sư dân tộc học người Nga R.L.Sadekov nhận xét: “nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết,….” do đó “ngành nghiên cứu lịch sử nhạc cụ có một tài liệu qúy báu cho phép vươn tới một thời đại mà cho đến nay các nhà âm nhạc học chưa hề nghiên cứu tới”.


Một bộ Đàn Đá

Tuy nhiên, sau công bố khoa học gây chấn động cuả giáo sư A . Schaeffner, bộ đàn đá Ndut Liêng Krak vẫn chỉ nằm trong tủ kính của Bảo tàng Viện con người (Musée de L’Homme) tại Paris . Sau Đàn Đá Ndut Liêng Krak, người ta còn nhắc đến hai bộ Đàn Đá cổ khác nữa ở Việt Nam. Bộ thứ nhất gồm có 6 thanh; phát hiện vào khoảng năm 1956 và do một đại úy Mỹ đã mang về Mỹ. Bộ này hiện thuộc tài sản của gia đình bà Claire Omar Musser, một người sưu tầm đồ cổ ở Los Angeles.

Bộ thứ hai theo lời kể lại, có 6 thanh nhưng đã thất lạc 3, còn lại 3 thanh, được phát hiện bởi ông J.Boulbet tại nhà ông K’Brôih, một người dân tộc Mnông –Maa vùng B’lao vào năm 1958. Do hoàn cảnh, chiến tranh, các nhà khoa học cũng như nghiên cứu âm nhạc không có điều kiện để tiếp tục sưu tầm, khảo sát về những bộ Đàn Đá Việt Nam, và vấn đề chỉ được khơi dậy và sôi nổi kể từ năm 1979 .

Ngay từ năm 1976, Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam cơ sở II tại Sài Gòn – nơi mà kẻ viết bài này đã có gần 20 năm học tập và làm việc với tư cách là một chuyên viên nghiên cứu (1978- 1997) –đã có kế hoạch sưu tầm, phát hiện Đàn Đá tại miền Nam Việt Nam .

Từ tháng 2 -1979 một loạt các phát hiện quan trọng về Đàn Đá được ghi nhận như sau:

  • Tháng 2-1979: phát hiện 2 bộ Đàn Đá Khánh Sơn, phía tây huyện Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.
  • Tháng 6 – 1979: tìm lại được 3 thanh trong bộ Đàn Đá B’lao mà J.Boulbet đã nêu phát hiện từ 1958 .
  • Tháng 12-1979: tìm thấy một bộ Đàn Đá với một thanh nguyên vẹn và nhiều thanh vỡ thành từng mảnh trong di chỉ khảo cổ Bình Đa ( Biên Hòa ) .
  • Tháng 1-1980: tiếp tục tìm thấy ở núi Dốc Gạo, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa 8 bộ Đàn Đá và một khu vực chứa tới 550 mảnh tước cùng loại đá của các thanh đàn –các nhà nghiên cứu có giả định đây là một “xưởng sản xuất Đàn Đa” của người xưa .
  • Tháng 5-1989: phát hiện Đàn Đá ở xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Bộ Đàn Đá này chỉ còn lại 2 thanh và do chính người viết bài này ghi nhận tại thực điạ và công bố trên công luận .
  • Tháng 2 – 1992: xuất hiện Đàn Đá Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Sau những phát hiện dồn dập đó là các bước nghiên cứu, làm việc tiếp theo của rất nhiều ngành khoa học như dân tộc, khảo cổ địa chất, âm nhạc học, Và sự tìm tòi, thể nghiệm trong sáng tác, trình diễn Đàn Đá của rất nhiều các nhạc sĩ sáng tác, các nghệ sĩ trình diễn . Có thể nêu một cách hết sức tóm lược những kết qủa nghiên cứu về các bộ Đàn Đá Việt Nam của nhiều chuyên ngành như sau:

1.Thứ nhất: Về sự phân bố Đàn Đá .

Những bộ Đàn Đá đều được phát hiện tại các vùng trung du và thượng du các tỉnh từ Phú Yên kéo dài đến Biên Hòa, Đồng Nai. Miền đồng bằng, miền Bắc, miền Trung (cho tới Phú Yên) và miền châu thổ sông Cửu Long chưa hề phát hiện bộ Đàn Đá nào

2.Thứ hai: Về tuổi của các bộ Đàn Đá ,

Nên nhớ rằng, tuổi của các bộ Đàn Đá không phải là tuổi của những thanh đá (mà tuổi của chúng có thể là nhiều triệu năm). Tuổi của Đàn Đá chính là tuổi cuả những vết ghè đẽo do bàn tay con người chế tác trên các thanh đá. Bằng những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà khoa học Đức đã xác định tuổi của những bộ Đàn Đá Việt Nam là khỏang 3500 năm (sai số 100) cho những bộ xuất hiện sớm nhất và 2500 năm (sai số 100) cho những bộ xuất hiện muộn hơn

3.Thứ ba: về chất liệu đá của các bộ đàn .

Những bộ Đàn Đá phát hiện ở Việt Nam (kể cả bộ đang trưng bày tại Bảo tàng viện Con Người – Paris) đều được chế tác từ 2 loại đá có ở vùng thượng du và trung du các tỉnh từ Đaklak đến Biên Hòa. Đây là 2 loại đá sản sinh từ nham thạch núi lửa, có đặc tính phát ra âm thanh (không như đá thông thường khi gõ vào chỉ phát ra tạp âm). Loại đá thứ nhất có tên khoa học là Rhryolite-Porphire, tính chất rất cứng. Loại đá thứ hai có tên Việt Nam là đá Sừng, không cứng bằng loại thứ nhất, có pha trộn nhiều hạt nhỏ màu trắng bên trong và dễ ghè đẽo hơn loại trước. Tất nhiên cả hai loại đá đều phát ra âm thanh để có thể chế tạo Đàn Đá. Loại Đá Rhryolite được ghi nhận ở các bộ Đàn Đá Khánh Sơn (Khánh Hoà), Bác Ái (Ninh Thuận ), Tuy An (Phú Yên). Loại đá Sừng được thấy ở các bộ đàn Ndut Liêng Krak (Đaklak), B’lao (Lâm Đồng ), Bình Đa (Biên Hòa), Lộc Ninh (Bình Phước) .

4.Thứ tư : Đàn Đá với các tính chất của một nhạc khí.

Cần phải phân biệt giữa một giàn đàn Đá với một tập hợp những viên, những thanh đá kêu một cách tình cờ. (Đồng bào một số dân tộc ít người ở các vùng có phát hiện Đàn Đá thường có thói quen nhặt các viên, các thanh đá kêu về, treo ngoài nương rẫy, treo bên suối rồi lợi dụng sức gió, sức nước tạo một hệ thống tự động phát ra các âm thanh, nhằm xua đuổi chim thú phá hại hoa màu, và cũng là để giải trí cho con người). Dàn Đàn Đá phải là một tập hợp các thanh đá có chủ định, có sự chế tác thông qua các vết ghè đẽo, có sự lựa chọn và sắp xếp về mặt âm nhạc (cao độ) để diễn đạt một thang âm (scale) mang tính truyền thống, đặc thù của vùng miền, thời đại và cộng đồng dân tộc ở tại thời điểm mà đàn được chế tác. Mỗi bài bản dân ca, dân nhạc, một nhạc khí được chế tác đều mang đậm bản sắc âm nhạc của vùng, miền, chủng tộc, thời đại mà bài bản hay nhạc khí đó xuất hiện. Nói cách khác, chúng thể hiện được thứ ngôn ngữ âm nhạc mà chúng là đại diện. Đàn Đá cũng không thể là một ngoại lệ của quy luật đó, vì thế nghiên cứu ngôn ngữ âm nhạc trên Đàn Đá đã giúp chúng ta hiểu được không chỉ về âm nhạc mà còn rất nhiều lãnh vực khác trong đời sống của những sắc tộc chủ nhân của chúng. Về điểm này, các nhà âm nhạc học gần như thống nhất nhận định rằng, thang âm các bộ Đàn Đá Việt Nam là thang âm thời kỳ tiền Cổ đại, nghiã là khoảng 2500 năm trở về trước.

Nếu không là Đàn Đá – chế tác từ đá – mà lại là một cây đàn làm bằng các chất liệu khác như gỗ, thậm chí là sắt thép thì liệu có cây đàn nào tồn tại mấy ngàn năm, moi lên từ lòng đất mà vẫn cất tiếng ngân vang?

PHÙNG VĂN THỎA at 10/05/2011 10:59 am comment

Xin phép bạn cho mình gửi 1 bài viết ở blog bạn nhé. Blog của bạn thật đẹp. Có ý kiến gì bạn có thể gửi email phản hồi lại cho mình Email: team.seoonline@gmail.com Thanks

PHÙNG VĂN THỎA at 10/05/2011 10:57 am comment

Nhom kinh Kính là một trong những vật liệu rất thông dụng trong cuộc sống, nó không những tiện dụng mà còn làm nổi bật lên những thứ trang trí. Hiện nay kính được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến bởi sự sang trọng, thanh lịch trong sự kết hợp giữa các vật liệu khác với kính. Kính được phân chia thành nhiều loại khác nhau từ cấu tạo tùy theo tính chất làm việc của nó. * Ứng dụng của kính: - Trong thiết kế nội thất: + Sự kết hợp giữa vật liệu Gỗ Kính: Mang đến cảm giác lịch lãm sang trọng, nó được sử dụng phổ biến tại phòng khách. + Kết hợp giữa Nhôm Kính và Inox Kính: Thường được sử dụng tại phòng khách, nhà hàng, cửa sổ, cửa lớn, cầu thang … mang đến cảm giác hào nhoáng, lịch sự, long lanh. - Trong thiết kế xây dựng: + Kính được dùng làm sàn nhà, trần nhà: Ngày nay có khá nhiều các ngôi nhà được các Kiến trúc sư sử dụng kính làm sàn nhà, trần nhà, loại kính này thường là kính cường lực có thể chịu được   một ngoại lực lớn. - Ngoài ra kính còn được dùng làm cầu thang, tủ kính, bể cá, quà lưu niệm, … rất bắt mắt. Liên hệ: http://nhomkinhhoangkim.com.vn/

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác