Thủ phủ cà phê và vấn đề sản xuất cà phê bền vững

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4
  • Tổng lượt truy cập 10,245,952

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 08:05 am

Thủ phủ cà phê và vấn đề sản xuất cà phê bền vững

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag: Ban mê,Buôn Ma Thuột,cà phê,Đắk Lắk,Linh tinh khác,Thủ phủ cà phê
09/24/2008 08:50 pm

Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870), nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA ... nhưng do vùng đất đất đỏ bazan này có khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng cà phê những năm qua ở Đắk Lắk đã tăng lên đến mức chóng mặt.

Hiện tại, theo số liệu Niên giám thống kê năm 2006, Đắk Lắk có đến hơn 174.700 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích mới trồng chưa được tính do manh mún, tự phát không có trong quy hoạch). Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới ( 3 tấn/ ha) và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê Robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có cà phê, đâu đâu cũng thấy trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được nhiều người trên thế giới biết đến, các nhà rang xay ưa chuộng và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê" không chỉ của Việt Nam mà còn là của Thế giới. Ở Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột. Mời đi uống cà phê: Ở Đắk Lắk, việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê. Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Chuông đá...

Sản xuất cà phê bền vững: 
Vấn đề được đặt ra là sự phát triển quá nóng của diện tích trồng cà phê. Như ta đã biết, cây cà phê, một lòai cây công nghiệp chủ lực của Đắk Lắk vì vậy nó chiếm một tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu đất nông nghiệp (khỏang 200.000ha) không theo quy họach và luôn đe dọa vượt ra ngòai tầm kiểm sóat; nhưng lại là một lòai cây sử dụng nước và không có độ che phủ như rừng. Nhất là trong giai đọan hiện nay, khi mà phần lớn diện tích cà phê ở Đắk Lắk đều do các nông hộ cá thể quản lý, canh tác nên cây che bóng càng bị hạn chế, thậm chí lọai bỏ hòan tòan nhằm mục đích tăng sản lượng thu họach bằng cách bóc lột đất. Đây là một điều rất nguy hiểm vì nó làm mất cân bằng nghiêm trong sinh thái của khu vực.
Nhớ lại ngày xưa, trong các đồn điền của người Pháp, những người tiên phong đưa cây cà phê du nhập vào Đắk Lắk, vấn đề cây che bóng luôn là điều kiện tiên quyết. Người ta che bóng cả tầng trung và tầng cao; tầng cao thì có cây Muồng đen, tầng trung thì có  cây Táo nhơn ( cây Keo dậu), bồn cũng được làm hạn chế, lá cà phê luôn được để lại tạo mùn và khi tưới thường sử dụng hình thức phun mưa. Cây cà phê và cả đất trồng cà phê lúc ấy được che bóng và chắn gió rất hiệu quả, vừa tiết kiệm được nước tưới vừa hạn chế được lượng phân bón  mà lại cho sản lượng bền vững.  Đây là một mô hình rất đáng được chú ý, bởi nó hiện vẫn không hề lạc hậu một chút nào khi biết giá trị từ bán gỗ Muồng đen sau một chu kì kinh doanh đem lại không thua kém giá trị thu được  từ cây cà phê trong diện tích ấy, cũng trong từng ấy năm  một tí tẹo nào. 

Vấn đề càng nóng bỏng hơn vì trong xu thế hiện tại, với nỗi lo trái đất nóng lên, vấn đề môi trường luôn được Thế giới quan tâm số một. Sẽ đến một ngày giá bán cà phê được đánh giá sản xuất theo quy chuẩn bền vững sẽ cao hơn giá cà phê sản xuất làm ảnh hưởng môi trường như ta đang làm rất nhiều hoặc thậm chí còn bị tẩy chay thì thương hiệu thủ phủ cà phê của Buôn Ma Thuột thật đáng phải lo. Điều này chúng ta thấy quá rõ khi cố gắng tìm kiếm ‘’Chứng chỉ rừng’’. Không có cách nào khác là ngay từ ngày hôm nay, chúng ta phải nghĩ ngay đến một hướng đi bền vững, bắt buộc cho cây cà phê ở không chỉ mỗi ‘’Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột’’ mà còn cho cả tòan thể diện tích cà phê của tỉnh nhà ./.

                              Balmé tháng 07 2008

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác