Sân bay Hòa Bình ở Buôn Ma Thuột

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 1260
  • Tổng lượt truy cập 10,243,911

Fanpage facebook

Ngày đăng: 10/01/2013, 08:49 pm
Sân bay Hòa Bình ở Buôn Ma Thuột

00:30 28 thg 2 2010 Công khai 23 Lượt xem 9

Sân bay Hòa Bình hay gọi theo các bác bên ngành hàng không nhà mình là Cảng hàng không Ban Mê Thuột (Cố tình viết không đúng theo tên thành phố?),  nằm  cách trung tâm thành phố khỏang 9 km về phía Đông Nam, theo đường quốc lộ 27 đi Đà Lạt - Lâm Đồng.

Đây là ảnh sân bay Hòa Bình chụp năm 1974, lúc đó đang còn chức năng là sân bay quân sự nữa mà, nhìn cái máy bay  này ghê ghê thế nào ấy nhỉ.

Sân bay Hòa Bình do chế độ cũ xây dựng và đưa vào hoạt động từ 26/9/1972 với chức năng là Cảng Hàng không căn cứ chỉ huy của không quân (VCDA).  Ảnh này chụp toà nhà điều hành và trạm không lưu của sân bay.

Trước đây, sân bay này có tên là sân bay Phụng Dực (Có nghĩa là Phượng Hoàng bay). Ngoài ra, do nó nằm ở quận hành chính Hòa Bình nên còn gọi là Phi trường Hòa Bình. Cái tên này xưa giờ làm mình tưởng là tên mới đặt sau giải phóng chứ không nghĩ hóa ra lại là thế.

Năm 1975, khi giải phóng Buôn Ma Thuột ở đây đã xảy ra những trận đánh ác liệt và hình như là cứ điểm cuối cùng thì phải. Chỉ sau một tuần tức 17/3/1975 quân ta mới làm chủ được cứ điểm này.

Đến ngày 10/3/1977, Hàng không dân dụng Việt Nam đã tiến hành khôi phục và khai thác trở lại với mục đích hàng không dân dụng nội địa nối liền Tây Nguyên với các trung tâm đô thị lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.

Năm 1978, ba mẹ con người Ban mê vào Buôn Ma Thuột đòan tụ với bố vốn đã vào tiếp quản thành phố và ở lại làm việc từ ngày giải phóng, cũng đi bằng phương tiện máy bay và nơi đầu tiên đặt chân đến chính là sân bay này đấy. Lúc đó tất cả chỉ là những đống đổ nát, nhà ga chỉ còn là  bức tường  xây chi chít vết bom đạn làm thấy mà nản lòng tệ.

Cho đến năm 1997, Sân bay mới chỉ có một đường hạ cất cánh với kích thước 1.800 mét x 30 mét; sân đỗ máy bay kích thước 120m x 90m có thể tiếp nhận 2 máy bay ATR 72 hoặc Fokker 70. Nhà ga hành khách có thể tiếp nhận tối đa là 120 hành khách/giờ cao điểm. Tuy nhiên, lúc đó chuyện máy bay lên chẳng xuống được do thời tiết xấu không có đèn dẫn và đường băng không đảm bảo là chuyện thường xuyên như cơm bữa. Ngày đó người ta còn cho tăng gia sản xuất trồng tỉa bắp đậu ngay sát đường băng và thậm chí còn phân chia đất trồng cà phê, tiêu, điều  nữa. Nhà người Ban mê cũng được chia cho hẳn một sào, bố người Ban mê thấy người ta làm cũng hămn hở đổ trụ trồng tiêu và nhìn trên cao xuống khi đó sân bay Hòa Bình trông thật buồn cười vì quanh đường băng cọc tiêu cứ tua tủa chĩa lên trời như cái bẫy chống trực thăng  đổ bộ  vậy...

Đến 2008, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000 mét, rộng 45 mét với đầy đủ các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm,....đảm bảo máy bay A320, A321 lên xuống thoải mái và từ đó bà con mình toàn phải bay đêm, đi Hà Nội cầm chắc 11h khuya mới về tới thành phố.

Và đây là phối cảnh nhà ga cảng hàng không Buôn Ma Thụôt được khởi công xây dựng vào 22/1/2010 vừa qua, với mục tiêu công suất 1 triệu hành khách/năm, đáp ứng 4 chuyến bay giờ cao điểm với loại máy bay A 321 trở xuống. Tuy nhiên mình nhìn thấy nhà ga nhìn hiện đại quá chả có tí bản sắc văn hoá Tây nguyên nào ở nơi cửa ngõ nhà mình mà vui cũng xem xem bằng buồn.

phoicanh_nhaga1BMT.jpg

Bình luận

  • Vũ Công Chiến

    08/03/2014, 07:19 pm
    Chào bạn Ban mê: Tôi trước là lính trung đoàn 9, sư đoàn 968. Cuối tháng 6/1975, đơn vị tôi từ căn cứ Đồng Dù chuyển lên đóng quân ở Buôn Ma Thuột để tiễu trừ Fulro. Tiểu đoàn tôi đóng quân ở một xã gọi là Tình thương, nằm cạnh Ngã ba Tình Thương. Tôi còn nhớ xã đó nằm cạnh một quóc lộ 21 đi xuống đèo Phượng Hoàng, rồi xuống ngã Ba Ninh Hòa, Nha Trang. Đối diện với xã Tình Thương qua Quốc lộ 21 là đồn điền cà phê Lô Đô (ông chủ người Tàu). Nếu từ xã Tình Thương đi xuống phía Tây Nam thì phải qua đồn điền cao su rất rộng rồi sang tắt được Phi trường Hòa Bình. Đi ra ngoài cổng chính phi trường Hòa Bình là con lộ (hình như có tên là 23. Nếu rẽ trai theo con lộ này là đi vào một vùng xứ đạo gọi là Kim Châu, Kim Phát. Giưa năm 1976, trung đoàn tôi mới chuyển đi Pleiku. Mấy chục năm rồi, tôi không vào lại được đó. Tôi tra xem trên bản đồ, không thấy mấy cái địa danh như vừa kể. Con lộ 21, giờ lại là QL 26. Còn phi trường Hòa Bình cũ, sao lại nằm cạnh đường LT 27 hả anh. Từ đó sang QL 27 quá xa, không giống như tôi nhớ, phải không anh? Nếu không phiền, nhờ anh xem giúp lại mấy cái địa danh tôi kể trên, bây giờ gọi là gì? Nếu có dịp vào đó tìm lại thì hỏi xã, phường nào...? Cảm ơn anh rất nhiều. Chúc anh cùng gia đình vui khỏe và hạnh phúc. Vũ Công Chiến. E-mail: vcchien@gmail.com
  • do tuan hung

    10/03/2014, 02:10 pm
    Cám ơn anh đã tín nhiệm, tuy nhiêu hiểu biết em co`1 hạn nên em cũng cố gắng đựơc ới đâu hay tới đó để anh dễ hình dung. Chính xác Cổng chính Phi trường Hòa Bình nằm cách quốc lộ 27 đi Đà lạt 1km. Đường này đi qua xứ đạo Trung Hòa, Kim Châu như anh kể. Địa danh đựơc gọi là xã Tình thương, nằm cạnh Ngã ba Tình Thương giờ không còn và ít ai biết đến nhưng em nghĩ nó là xã Hòa Đông bây giờ. Từ đây là một đồn điền cao su rộng bao la nối với Sân bay luôn. Em từng đi tắt đường này qua Ea Kmát thật và qua Hòa Đông bằng nhiều đường nhỏ. Hi vọng đúng. hihi
  • Dũng

    04/07/2014, 02:22 pm
    Hưng bạn trả lời anh Chiến hơi thiếu và nhầm đấy bạn ạ. xã Tình Thương là tên gọi trước giải phóng của xã Hòa Đông (nay là phường Tân Hòa thành phố Buôn Ma Thuột), ngã ba Tình Thương là ngã ba ngay đài tưởng niệm liệt sỹ (còn gọi là ngã ba xóm mít) còn đi lên Buôn Ma Thuột 3 km nữa là ngã 3 Hòa Bình đường vào sân bay.Còn lại bạn bạn trả lời đúng

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác