Việt Nam sở hữu loại quả được mệnh danh là

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 628
  • Tổng lượt truy cập 10,152,386

Fanpage facebook

Ngày đăng: 23/09/2016, 08:07 am

Việt Nam sở hữu loại quả được mệnh danh là "cứu tinh của thế giới"

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cùng hệ lụy từ những hành vi thiếu ý thức của con người đang gây ra sự thiếu hụt nhanh chóng nguồn lương thực, thực phẩm.

Vậy mà ở ngay chính đất nước ta lại đang "chứa chấp" một loại quả có thể cứu đói cho hàng triệu người đấy. Đó chính là mít. Tại sao lại thế nhỉ?

Mít có thể cứu đói cho cả triệu người.
Mít có thể cứu đói cho cả triệu người.

Sự thật là...

Về dinh dưỡng, mít "không phải dạng vừa đâu"

Không đơn giản khi mít được coi là một ứng cử viên quan trọng cho việc "lấp đầy" dạ dày của cả thế giới" đâu nhé. Mít chứa một lượng chất dinh dưỡng và calorie "khổng lồ" – chỉ 2 múi mít thôi mà đã chứa tận 95 calo.

Chưa kể mít chín có thể đạt trọng lượng khoảng từ 4,5 - 5kg. Mỗi mũi mít thơm lừng đều chứa một lượng lớn protein, kali, canxi và sắt.

Chỉ 2 múi mít thôi mà đã chứa tận 95 calo.
Chỉ 2 múi mít thôi mà đã chứa tận 95 calo.

Theo nghiên cứu của tờ báo sức khỏe eHealthzine, trong 15gram mít có chứa 2,8 gram protein, 739mg kali, 1 gram chất béo, 38 gram carbonhidrat, 25% lượng vitamin B cũng như 37% lượng vitamin C cần cho một ngày!

Các chất dinh dưỡng trong mít còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol, tăng cường hệ cơ xương nữa cơ.

Không chỉ là một loại quả "thần kỳ", các bộ phận của mít bao gồm thân cây, lá đều có những tác dụng nhất định. Lá mít có thể sử dụng làm thức ăn cho dê, gia súc, đồng thời chữa sốt, mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Với vỏ cây, công dụng chủ yếu là điều chế thuốc nhuộm màu da cam thường thấy trên áo của các nhà sư.

Chất dinh dưỡng trong mít còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Chất dinh dưỡng trong mít còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Vì sao mít được xem là vị cứu tinh của thế giới?

Lí do là mít có thể dễ dàng sống ở rất nhiều môi trường khác nhau, có khả năng chống chọi sâu bệnh và nhiệt độ cao, chịu hạn tốt. Khi cây trưởng thành, chúng ta không cần chăm sóc nhiều.

Tức là kể cả trong hoàn cảnh khí hậu thay đổi, mít cũng sẽ là một trong những loại cây tồn tại được. Nước Mỹ cũng đã bắt đầu nhân giống thành công một số giống mít tại bang Florida rồi.

Trung bình phải mất 5-7 năm cho một cây mít ra trái. Nhưng bù lại, cây mít khi trưởng thành hoàn toàn có thể sản xuất 150-200 trái mít một năm. Một con số đáng kinh ngạc!

Cây mít khi trưởng thành hoàn toàn có thể sản xuất 150-200 trái mít một năm.
Cây mít khi trưởng thành hoàn toàn có thể sản xuất 150-200 trái mít một năm.

Theo Padre - BTV của tạp chí Adike Patrike tại Ấn Độ, người khá quan tâm tới chủ đề liên quan đến mít ước tính, nông dân Ấn Độ có thể kiếm được khoảng 151 USD/cây mít. Con số này bao gồm sản phẩm chính là trái mít và các bộ phận khác đi kèm.

Xứng danh "loại quả có vị thịt lợn"

Tùy thuộc vào gia vị được sử dụng, mít có thể được "hô biến" thành những loại thịt giả. Nghe thì có vẻ "hư cấu" nhưng chỉ một cú click chuột trên Printerest, hàng tá công thức nấu ăn về mít sẽ xuất hiện.

Nào là trâu nhúng, bánh mì kẹp Reuben, bánh cua, phô mai nướng, ... tất cả đều không phải thịt mà là sự sáng tạo thịt từ mít.

Bạn có thể đặt mít trong các món salad, bánh nướng và các món tráng miệng khác!

Đây chính là món thịt heo pulled pork làm từ mít.
Đây chính là món thịt heo pulled pork làm từ mít.

Hay không ở đâu xa ngay chính đất nước chúng ta, mít là đặc sản cực kỳ gần gũi với tất cả người dân nông thôn. Ở Huế có món mít trộn với tôm, hành, nước mắm ăn kèm với bánh tráng nướng.

Quả mít non có thể sử dụng như rau để nấu canh, kho với cá, xào với thịt, làm gỏi. Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút. Món này làm từ xơ mít chín hoặc từ quả mít xanh.

Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút.
Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút.

Hạt mít cũng ăn được và có giá trị dinh dưỡng nhất định. Hột có thể đem rang, luộc, hoặc hấp. Trước khi ăn thì bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài; có mùi thơm và vị bùi.

Quả thật, Việt Nam chúng ta đang sở hữu một món quà tự nhiên vô cùng quý giá đối với nhân loại mà có lẽ ít người để ý tới.

Cập nhật: 22/09/2016Theo Trí Thức Trẻ

Mít (danh pháp hai phần: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam ÁBrasil. Nó là cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), và được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh.

Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được lớn nhất có giá trị thương mại, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹ và châu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt Nam và Indonesia.

Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêngcồngtrống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác