PHÂN BÓN VÀ NƯỚC TƯỚI LAN

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2769
  • Tổng lượt truy cập 10,245,435

Fanpage facebook

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:51 pm

PHÂN BÓN VÀ NƯỚC TƯỚI LAN
____Nhất nước nhì phân _____
Nhiều người lầm tưởng rằng cây Phong Lan chỉ cần có khí trời và nước là có thể sống và phát triển được. Thật ra, cây Phong lan cũng như tất cả các loại cây trồng khác đều phải có đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích tố. Nếu không có đủ những dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển bình thường, khỏe mạnh, cây sẽ kiệt dần theo thời gian và chết đi.
Nhìn chung, một cây Phong lan (cả lan rừng lẫn lan cấy mô) đều cần rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi bật các nguyên tố đa lượng như N, P, K và các nguyên tô vi lượng như Fe, Cu, Ma, Bo, Mo ...

Hiện nay, do việc nuôi trồng Phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp
- Phong lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần...
- Phong lan 3 tháng, dùng 5g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn).
- Phong lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần).
- Phong lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng.
- Phong lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn.

Khi Phong lan đã trưởng thành (nhất là các loài Phong lan rừng giai đoạn sinh trưởng khá dài) có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây.
Còn phân lợn có thể bón cho Phong lan trồng ở chậu lớn vừa phân) vừa nước tiểu lợn, nó cũng có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng của rễ Phong lan, tuy nhiên chỉ nên dùng mỗi tháng một lần, và đối với Phong lan mới trồng nên pha nồng độ thật loàng (1 phần phân với 100 phần nước).
Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Chúng đều có lượng N, P, K khá cao, các yếu tố) vi lượng đầy đủ và đặc biệt có cấu trúc tơi, mịn, rất dễ trong việc bón gốc Phong lan. Mỗi chậu Phong lan lớn có thể bón 20 - 30 g mỗi lần và giữ được lâu mới phải bón lại.
Một số nghệ nhân nuôi trồng Phong lan còn dùng khô dầu (bã đậu phộng ép khô) và các xác bã động vật (tôm, cá, lông gà vịt) và mạnh dạn hơn còn dùng cả huyết khô. Các chất hữu cơ này đều ngâm trong nước cho nên men. Để ít ngày cho thật hoại và hết mùi thối. Lọc lấy phần nước, pha loãng mới đem dùng.
Mặc dù dùng loại phân nào, nhưng cách tưới phân vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, dùng nhiều quá một loại, hay tưới dài ngày quá cũng trây ảnh hưởng không tốt đến cây.
Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. Tuy nhiên tùy theo mùa mưa mà có thể di chuyển lục tưới phân cho lợi. Phải theo dõi "dự báo thời tiết" để tránh tưới phân vào lúc có mưa (mặc dù vào buổi sáng hay chiều). Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên tưới mỗi tuần một lần (nó còn tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, tùy thuộc vào nơi ít nắng hay dâm mát). Xen kẽ với các ngày tưới phân, cần bổ sung các ngày tưới nước cho hợp lý.
Nước tưới Phong lan không cầu kỳ lắm như mọi người tưởng trước đây, miễn sao nước thật sạch, không mặn, không lợ là được. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non. Sau đó có thể dùng đến nước giếng (cần tránh nước cứng), nước ao hồ, sông, rạch (chú ý độ ph và độ sạch của nước). Cuối cùng phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy, chỉ cần chú ý đến độ clorua trong nước (để nước trong chum vại ít ngày cho bay hết clo).
Cách tưới nước cũng cần chú ý: Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao, hạt nước nhỏ li ti theo gió rơi nhẹ xuống cả cây Phong lan. Một số người có tập quán nhúng ngập đến miệng chậu Phong lan vào chậu nước lớn. Làm như vậy nước thấm đều vào trong từng kẽ than, kẽ gạch và ướt hết cả sơ dừa. Tuy nhiên vì nhúng nhiều chậu Phong lan rồi mới thay nước, bệnh cây dễ lây lan từ cây này sang cây nọ Nguyên tắc tưới nước phải nhiều, đậm nhưng phải dần dần cho thấm đều, tránh dội nước ào vào cây Phong lan lượng nước nhiều nhưng ngấm ít và có khi làm thương tổn cây. Tưới nước cũng nên làm vào buổi sáng và sao cho cây được ẩm ướt suốt cho đến chiều mới phải tưới bổ sung. Vào mùa khô, nếu trồng Phong lan nơi có độ nóng cao, chỉ nên làm ẩm ướt toàn bộ môi trường xung quanh, đừng tưới riêng cho cây Phong lan vì xưng quanh nóng sẽ phả hơi khô làm cây bị ngập. Lượng nước tưới tùy thuộc theo mùa. Đặc biệt trong mùa mưa phải đón giờ mưa để tránh khỏi mắc công vừa tưới nước, vừa làm cây bị ngập úng. Riêng đối với các loài trồng thành luống, phải tùy theo loại đất cô giữ nước hay không mà tưới sao cho vừa đủ. Cộng vào đó cần ủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm được lâu
Các bước Bón phân cơ bản cho Phong Lan
Hiện tại sau khi mua lan về nhà thì mọi người không biết dùng phân nào bón cho cây. Kinh nghiệm sau đây dành cho người trồng ít hoa lan):

1-Bón nước vo gạo: sau khi vo gạo xong, pha với nước sạch, tỷ lệ 1:2, tưới cho lan. Công dụng: ra rễ, chồi, bồi bổ cho cây,...

2-Bón nước rửa cá: sau khi rửa cá với nước sạch (chú ý không có muối hay các chất khác), lấy nước đó tưới lan (không lấy cặn bả, thịt cá, xương cá,..). Nếu dùng nước vo gạo rửa cá thì càng tốt (cá sẽ rất sạch, không tanh). Công dụng: bồi bổ đầy đủ cho cây.

3-Nước dừa, nước sữa: pha với nước tỷ lệ 1:2 (hoặc hơn). Công dụng: bổ sung vitamin, khoáng chất, chất đạm cho cây.

4-Nước tiểu: pha với nước tỷ lệ 1:10. Công dụng: bổ xung bổ sung vitamin, khoáng chất, vi lượng,...

5-Nước trà: pha với tỷ lệ 1:10. Công dụng: ngừa nấm (theo lưu truyền dân gian, chưa kiểm chứng cụ thể).

6-Phân 20-20-20: chỉ số cân bằng cho cây, tưới đều các thời kỳ tăng trưởng cho cây. Chỉ với 1 lọ nhỏ khoảng 15.000 đ có thể dùng rất lâu mới hết. Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.

7-B1: giống nước vo gạo ở trên, nhưng là thuốc pha sẵn. Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.

8-Long não: mua ngoài siêu thị, có thể ngăn ngừa côn trùng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do sâu gây ra. Không phải tưới thuốc độc hại cho người và môi trường.

9-Xà lách: nhử ốc ăn xà lách, xong rồi bắt. Đặt xà lách lên chậu lúc chiều tối, khoảng 10h đêm ra bắt.

Tất cả các loại phân trên đều có thể tưới hàng ngày cho cây (hay cách quãng 1 ngày), nếu tưới hằng ngày thì pha loãng hơn. Sau khi tưới khoảng 30 phút phải xả lại nước sạch để đề phòng nấm bệnh và kiến. Tất cả nên tưới vào gốc lan.

Các loại phân trên đa số là phân hữu cơ (trừ mục số 6 và 7), nên có thể áp dụng cho các loại lan, lan rừng thì càng thích hơn nữa.
Hoa lan rất cần phân, nếu không có tưới phân, chỉ tưới nước thì cây sẽ không phát triển, ra hoa vài lần rồi chết lần hồi.

Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây.
Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng,
lan Cattleya chịu được 50% nắng,
lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng.
Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất. (ST)

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác