LÀM SAO ĐỂ TĂNG NHANH ĐÀN YẾN

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2633
  • Tổng lượt truy cập 10,148,337

Fanpage facebook

Ngày đăng: 17/06/2019, 04:46 pm

 

LÀM SAO ĐỂ TĂNG NHANH ĐÀN YẾN

http://www.chimyen.net/?page_id=65

Một vài kỹ thuật cần quan tâm chú ý thêm để giữ chim ở lại khi bay vào thám thính ngôi nhà:

Rất nhiều kỹ thuật liên quan đến việc thu hút và tăng sô lượng chim trong nhà: như tiếng dụ bầy đàn tốt, tiếng chim mẹ chim con tốt, chất dẫn dụ đúng, thiết kế ngôi nhà tốt, môi trường sinh thái của vùng xây nhà yến có nhiều đặc trưng mà chim yến ưa thích, khu vực  xây nhà gần các nhà yến năng xuất cao có nhiều chim bay qua mỗi ngày… Tuy nhiên nhiên chimyen.net có gợi ý thêm một vài điều cần quan tâm dưới đây:

+Thiết kế đường bay của chim trong yến là một việc hết sức cần thiết, cần có những ngăn tường giả để chim dừng lại; nếu khi chim yến bay vào, đường bay của chim quá thông thoáng thì chim dể bay ra ngoài. Khi có những bức tường chặn chim lại chim sẽ dừng lại và bám vào một vùng tường  nào , đó là nơi chim để lại dấu ấn, mùi hương của mình, sau này khi chim rời xa nơi đây chim thường thích quay lại chổ cũ, chổ mà nó để lại hơi của mình.

-Nhiều năm trước tôi có vào một nhà bán yến ở tầng một, tằng 3 có một tum nhỏ khoảng 3X 3m2, phòng nhỏ này ngoài cửa ra vào phía bên trái có một bức tường nhỏ ngắn, gia đình mở cửa và đặt loa nhỏ để gọi yến vào, chim yến đã bay vào và lúc bay ra bị chặn bởi góc tường, này. Phòng này về sau chim vào ở lại khá nhiều, do nhiều phân yến thải ra bẩn, chủ nhà đã quét đổ ra chậu cây cảnh ở ngoài sân thượng, chim yến càng thích và vào càng nhiều, thật là một kiểu thu hút chim đơn giản (ảnh 2)

  • Ngay trong thiết kế lắp ván tổ cổ điển, chúng ta dùng  ván tổ cao 15-20 cm, nhưng cứ 4 m chiều dài của nhà yến cũng cần lắp một ván tổ cao 40 cm ( hoặc là cứ 4m lại có một xà bê tông  thấp xuống 40 cm), điều này chính là giúp  làm chậm đường bay của chim yến, để chim bám lại một nơi nào đó sau ván trên đường  chim bay tiếp ra ngoài (ảnh ). Hình dưới cho ta thấy cứ 4 mét của chiều dài phòng chim yến đã có “vách ngăn phòng giả” cao 40 cm, chim yến sau khi bay vào sẽ bay ra và  do bị chặn bởi vách ngăn này chúng đã bám phía sau
  • Trong một nhà yến rộng cũng cần lắp các vách ngăn phòng , có cửa  để chim có thể bị chặn đường bay nhưng lại có cửa cho chúng bay zic zac trong nhà yến (ảnh )

 

BÀN VỀ “LÀM SAO ĐỂ TĂNG NHANH SỐ LƯỢNG CHIM TRONG NHÀ YẾN”:

– Cần để nhà hoang một thời gian khá lâu: Theo nhiều lời khuyên của các chuyên gia nuôi Yến nước ngoài, nhưng khi đọc ít người nuôi chim để ý, đó là sau khi hoàn thiện quá trình xây dựng, lắp ráp thiết bị, thực hiện các biện pháp dẫn dụ, thì chủ ngôi nhà cần rời khỏi nhà ngay và không vào  nhà trong  vòng 3 tháng, để ngôi nhà hoang hoá không ai quấy rầy. Làm như vậy có mục tiêu là để chim cảm thấy an toàn khi vào thăm một nơi tỉnh lặng, tìm kiếm thức ăn, một nơi có mùi thơm đồng loại mà con người chuẩn bị sẵn phun ra hấp dẫn nó…Chúng ta chỉ xem tình trạng chim vào hoạt động thế nào phát triển ta sao, qua camera chiếu phía trên ván tổ và phía dưới đất xem phân chim rơi xuống nhiều hay ít, ở khu vực nào. Chim yến rất nhạy cảm, chỉ cần vào một số lần, đề lại hơi người là chúng phát hiện được ngay và sau khi bay vào thám thính chúng sẽ không thích tới nữa. Thế cho nên các nhà yến cũ chim tự vào không cần dẫn dụ đều là nhà (hoặc căn phòng) đã bỏ hoang nhiều  năm không dùng; thế cho nên bọn chim mới bay rất xa ra đảo để làm tổ không sợ có người làm phiền chúng, mặc dầu phải hàng ngày bay vào đất liền để tìm kiếm thức ăn cho mình và cho con. Vì vậy không vào nhà yến một số tháng (để nhà hoang) trong giai đoạn đầu là rất quan trọng.

Cách đây 14 năm tôi làm việc chung với một Công Ty Yến, có một nhà yến chim tự vào không dẫn dụ, lúc đó để tìm  hiểu tình hình phát triển sinh sản của yến trong nhà đó, chúng tôi đã vào nhà mỗi tháng một lần, đếm tổ, đo đạt, thu thập số liệu, nhưng sau thời gian 6-7 tháng, tôi và một đồng nhiệp bỗng nhiên phát hiện là mặc dầu trong nhà rất nhiều chim sinh sản, nhưng số chim tăng rất ít so với quy luật, điều  này chứng tỏ vì chúng tôi đã vào nhà nhiều lần đã làm chúng cảm thấy bất an và nhiều chim con đã ko về nhà đó nữa

– Cần có kế hoạch thu hoạch tổ đúng:  Những tư liệu về nghề yến của Indonesia đưa ra rất chú ý đến kế hoạch thu hoach tổ, họ cho rằng chim yến cần phải sống yên tỉnh thì mới phát triển nhanh, vì vậy kế hoạch của họ là:

chỉ thu hoạch tồ khi tổ đó đã sử dụng hai lần, điều này có một phần  lý do là để cho chim bố mẹ khỏe mạnh, chim chỉ cần sửa chữa tổ một chút là có thể đẻ lại, không mất quá nhiều năng lượng để xây tổ từ đầu và đàn chim sẽ tăng nhanh hơn.
+ thu hoach tồ lần đầu khi trong nhà yến có 200 tổ, tức muốn khuyến khích chim vào làm tổ đi, không ai làm phiền đâu, chim cảm thấy an toàn gọi nhau đến tiếp mỗingày.
+ họ khuyến cáo thời gian đầu nhà chim cần phải 6 tháng thu hoạch một lần, thời gian sau khi chim đã vào ở khá nhiều sẽ thu hoạch 3 tháng/lần

chỉ những nhà chim quá đông mới thu tỉa hàng tháng

+ Ngoài ra mỗi năm cần có một mùa dưỡng chim, không vào nhà chim thu hoạch.

Tất cả kế hoạch thu hoạch tổ đó giúp cho chim an tâm làm tổ và trở về nhà.

Trong lúc đó chimyen.net nhận xét: Hiện nay nhiều nhà yến Việt Nam thu tỉa mỗi tháng một lần ngay cả khi nhà yến mới làm được rất ít tổ; ngoài ra chủ nhà yến vào nhà chim rất sớm, khá thường xuyên sau khi chim yến mới làm được rất ít tổ, nhất là những chủ nhà yến tiềm lực kinh tể không dồi dào, mong muốn thu lại vốn sớm tất cả những điều này làm số lượng chim trong nhà tăng rất chậm, góp thêm phần thất bại khi nuôi chim yến lấy tổ

– Một vài kỹ thuật cần quan tâm chú ý thêm để giữ chim ở lại khi bay vào thám thím ngôi nhà

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác