Báo cáo về Mô hình nuôi heo rừng ở xã Tân Lập

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 1072
  • Tổng lượt truy cập 10,266,766

Fanpage facebook

Ngày đăng: 18/05/2013, 11:28 pm
Báo cáo về Mô hình nuôi heo rừng ở xã Tân Lập

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, thịt heo rừng rất được mọi người ưa chuộng. Nhờ vận động liên tục, hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt heo rừng thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn. Hiện nay, trong các quán ăn, nhà hàng từ các tỉnh thành đến các thành phố lớn nơi nào cũng xếp thịt heo rừng vào hàng đặc sản đắt tiền.

Việc nuôi heo rừng cũng rất đơn giản. Thức ăn chủ yếu (80%) là chất sơ rau củ quả. Toàn bộ thức ăn của chúng đều cho ăn sống trực tiếp nên không tốn công chăm sóc. Heo rừng cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở Việt Nam (miễn là không quá lạnh), có sức đề kháng cao; nếu chất lượng con giống tốt, thịt thương phẩm tốt sẽ luôn được thị trường ưa chuộng. Với những ưu điểm trên, so với các con vật nuôi khác, nuôi heo rừng rất phù hợp với người nông dân Việt Nam trong việc phát triển kinh tế quy mô nhỏ (hộ gia đình).

Ở Việt Nam, phong trào nuôi heo rừng chỉ mới nở rộ trong khoảng 4-5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, heo rừng cũng giống như nhiều con vật nuôi khác, khi nuôi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, không phải cứ bắt tay vào nuôi là sẽ thành công. Trên thực tế thì nhiều gia đình, cơ sở đã ăn nên làm ra từ việc nuôi heo rừng, song bên cạnh đó cũng có không ít người đã tay trắng hoặc chán nản sau nhiều năm nuôi heo rừng do trong quá trình nuôi heo bị bệnh chết, mua phải con giống không tốt nên không bán được hàng, không có đầu ra cho sản phẩm…

Sau thời gian khảo sát và nghiên cứu một số mô hình nuôi heo rừng hiện có tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, chúng tôi nhận thấy điều kiện tự nhiên của xã rất phù hợp với việc nuôi heo rừng với quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi của một số hộ trong xã còn mang tính tự phát và chưa được sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành. Hiểu được những thuận lợi và khó khăn trước mắt, nhóm đã xây dựng một mô hình nuôi heo rừng với quy mô nhỏ và cũng đưa ra những biện pháp hỗ trợ. Mong muốn của chúng tôi là mô hình sẽ được áp dụng cho những hộ có điều kiện khó khăn trong xã, góp phần tạo thêm việc làm, giúp các hộ thoát khỏi nghèo khó và nâng cao thu nhập.

  1. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HEO RỪNG VÀ TÌNH HÌNH NUÔI HEO RỪNG:
  2. 1. Giới thiệu về heo rừng và sản phẩm thịt heo rừng:

1.1. Đặc điểm và tập tính sinh hoạt của heo rừng:

Heo rừng phân bố trên phạm vi rất rộng, điều kiện sống rất khác nhau (khí hậu, thức ăn…) nên chúng có sự khác biệt về mầu sắc lông, độ to nhỏ, sức lớn, sức sinh sản… Heo rừng châu Âu có tầm vóc khá hơn heo rừng châu Á, có con nặng tới 200-300kg, cao tới 90-100cm, thân dài 150-160cm. Còn heo rừng châu Á thường nặng 100-150 kg, thân dài 120-140 cm. Cả hai loại heo rừng châu Âu và heo rừng châu Á phần lớn có màu da lông đen hoặc nâu xám, lông da khô, lông gáy dài và cứng. Heo đực khi trưởng thành có răng nanh rất phát triển. Răng nanh hình tam giác, màu trắng sữa.

Qua tài liệu và quan sát thực tế, heo rừng khi mới sinh ra hầu hết có màu lông nâu vàng và có những sọc vàng, hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn và lưng. Chúng trông giống sọc của quả dưa. Các vệt sọc này thường mất dần sau khi heo được trên 4-5 tháng tuổi. Có con tới 7 tháng tuổi mới trở lại màu đen nhạt hoàn toàn. Điều đặc biệt ở heo rừng là vị trí của lỗ chân lông. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm vào một chỗ như khóm lúa. Khi cạo lông đi chúng xuất hiện rất rõ. Đây là điểm phân biệt rõ nhất với thịt heo nhà. Heo rừng thường có từ 8-10 vú, hiếm thấy có heo trên 12 vú. Cũng như heo nhà, heo rừng cái 6-7 tháng tuổi đã bắt đầu động dục. Quá trình động dục diễn ra 3-4 ngày và nếu không được phối giống thì 20-22 ngày sau lại xuất hiện lần động dục mới. Thời gian mang thai của heo rừng cũng tương tự như heo nhà: 112-116 ngày.

Do cuộc sống hoang dã, heo rừng có tốc độ lớn chậm, có khi 1 năm tuổi chúng mới chỉ nặng được 30-40kg. Nhiều con heo cái động dục và phối giống lần đầu ở 7-8 tháng tuổi và chỉ nặng trên duới 20kg. Vì vậy, heo rừng thường có số con đẻ ra mỗi lứa thấp, từ 5-8 con. Heo con thường được heo mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi chúng lại tiếp tục mang thai. Thời gian này có khi kéo dài 3-4 tháng. Thường heo rừng đẻ 2 lứa/năm.

Cũng do cuộc sống hoang dã trong rừng, nên chúng có thân hình hẹp, da dày, bụng gọn, chân cao, chắc, đi đứng trên 8 ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Thân hình heo rừng rất thích hợp với việc đào bới cây củ, giun, dế… dưới đất làm thức ăn. Mõm heo rừng nhọn, thẳng và chắc. Nó rất phù hợp với việc đào hang hốc để ẩn náu, che mưa, che nắng… Heo rừng cũng rất dễ bị “giật mình” mỗi khi có tiếng động lạ, tiếng người lạ; thích được chạy nhảy tự do thoả mái trên các bãi rộng rãi, có cây bóng mát. Vào những ngày nóng nực, heo rừng cũng ưa được đầm tắm ở suối hoặc các vũng nước.

1.2. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của thịt heo rừng:

Do nguồn thức ăn của heo rừng chủ yếu là lá cây, củ, quả và tính hiếu động của chúng nên thịt của chúng rất nạc, da dày nhưng giòn, thơm ngon. Đó là nguồn thực phẩm rất hấp dẫn với người tiêu dùng hiện nay. Giá trị dinh dưỡng của thịt heo rừng cao hơn rất nhiều lần so với thịt heo nhà. Chính môi trường sống và điều kiện ăn uống đã tạo nên những điểm đặc trưng cho thịt heo rừng. Heo nhà được chăm sóc cẩn thận: ở chuồng xây, tắm rửa hàng ngày, ăn uống đầy đủ, ngày 3 bữa, thức ăn là cám, gạo, mì; không những vậy con nào bỏ ăn, mặt mũi lừ đừ là được chăm nom kĩ lưỡng với thuốc thang đầy đủ. Ngược lại, heo rừng phải sống cuộc sống tự thân. Ngay khi còn bú mẹ, heo con đã theo mẹ chạy khắp nơi kiếm ăn. Đến khi rã bầy heo con đã có thể tự sống độc lập.

Heo vốn là loài ăn tạp. Hàng ngày, heo rừng lùng sục khắp nơi, gặp được thức gì thì ăn thức nấy. Trong quá trình kiếm ăn chúng liên tục đào bới, lùng sục khắp nơi để tìm ăn giun dế, các loại củ, rễ cây, cỏ, các loại quả rừng, nấm dại; mỗi khi khát nước hay nóng nực chúng lại xuống những dòng suối. Nhờ vận động liên tục nên cơ thịt của heo rừng săn chắc, chúng được hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ trong tự nhiên nên thịt heo rừng có nạc nhiều, rất mềm, ít mỡ, lại ngọt và thơm. Thịt heo rừng cũng có hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới cũng rất lớn. Đặc biệt, đối với heo rừng dù là heo tơ hay heo già thì lớp da dày nhưng cũng rất giòn, không cứng như thịt heo nuôi nhà, da heo rừng có vị bùi bùi, thơm thơm.

Hiện nay, thịt heo rừng được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng. Nhu cầu heo rừng không chỉ là thịt mà heo rừng còn có nhiều công dụng khác trong lĩnh vưc y học. Nhiều bộ phận của heo rừng được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian:

  • Thịt heo rừng (dã trư nhục): chứa 17% protein, 0,5% lipid, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tư bổ, nhuận da, trị hư nhược, trừ kinh giản, cầm máu, chữa sốt rét, động kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu. Dạng dùng thông thường là thức ăn – vị thuốc, nấu ăn hằng ngày.
  • Mỡ heo rừng (dã trư cao): Khi săn bắn được heo rừng, đồng bào miền núi thường lột da, rồi treo trên giàn bếp (mỡ heo có rất ít ở thịt mà chỉ khu trú ở dưới lớp da và ngay trong da). Khi cần mỡ, họ hơ da heo lên than hồng để mỡ chảy ra, hứng lấy mà dùng. Họ lấy mỡ đến khi da teo quắt lại mới thôi. Mỡ heo rừng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm tăng tiết sữa và làm se. Phụ nữ sau khi sinh con, nếu thiếu sữa, thường lấy mỡ heo rừng, 1-2 thìa cà phê, hòa với ít rượu, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng mỡ heo rừng bôi ngoài để chữa bỏng, nhọt độc, ghẻ ngứa, vết thương.
  • Mật heo rừng (dã trư đảm): chứa acid chenodesoxycholic, acid 3a– hydroxy-6-oxo-5a cholanic, acid lithocholic, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mỗi lần dùng 1,5-2g mật hòa với rượu, uống chữa sản hậu. Dùng ngoài, bôi nước mật để chữa bỏng lửa.
  • Dương vật và tinh hoàn heo rừng (dã trư âm kinh): phơi hoặc sấy khô, giã nhỏ, rây bột mịn; ngày uống 6-12g chữa liệt dương, di tinh, lưng đau, gối mỏi. Dùng ngoài, lấy dương vật giã nhỏ với nõn cây chuối rừng, đắp băng để rút tên, đạn hoặc que cắm vào da thịt. (Kinh nghiệm của đồng bào Tây Nguyên).
  • Người ta còn dùng móng chân heo rừng (dã trư đề) sao với cát cho phồng, tán bột uống để chữa trúng phong, tê bại. Phân heo rừng (dã trư phẩn) chữa hoàng đản, đầy chướng. Răng heo rừng (dã trư nha) chữa sốt cao, ung nhọt, thổ huyết. Sỏi mật heo rừng (dã trư hoàng) chữa kinh phong, kiết lỵ ra máu, mụn lở chảy nước vàng.

Với những công dụng như vậy thì chắc chắn nhu cầu của heo rừng vẫn còn rất cao.

  1. 2. Tình hình nuôi  heo rừng hiện nay:

2.1. Cả nước:

Thịt heo rừng ngon và nổi tiếng, tuy nhiên việc nuôi heo rừng là điều khó có ai tưởng tượng đến cách đây khoảng 10 năm. Những con heo rừng đầu tiên được đưa về nuôi  là vào những năm 2001, 2002. Ban đầu chỉ có một số hộ ở vùng miền Đông Nam Bộ như  Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai nuôi thử nghiệm. Nghề nuôi heo rừng ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được lan rộng từ năm 2005 và được chú ý mới từ năm 2006. Sau một thời gian, do hiệu quả kinh tế của mô hình này, nhiều người nông dân đã trở thành những nhà triệu phú một cách nhanh chóng, đồng thời mở ra một hướng đi mới trong cơ cấu chăn nuôi của nước ta. Tuy nhiên, dù nghề nuôi heo rừng đã được mở rộng  nhưng đến nay, có ít trang trại heo rừng nuôi với qui mô lớn, hơn nữa ở tại Việt nam mới đang tiếp cận với đối tượng mới này nên kỹ thuật chăn nuôi, định hướng chỉ mới trạng thái ban đầu, chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào được công bố về heo rừng. Những thông tin về việc lai tạo giống, chỉ số thức ăn/kg trọng lượng, hệ số sinh sản... chỉ có trên những tài liệu sao chép ban đầu, dẫn đến nguồn cung và chất lượng thịt không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

2.2.Tỉnh Bình Phước:

Riêng ở tỉnh Bình Phước, nghề nuôi heo rừng bắt đầu phát triển từ những năm 2004, 2005. Lúc đầu là nuôi thử nghiệm, nuôi để làm thịt ăn trong nhà, mang tính chất tự phát. Đến nay, nghề nuôi heo rừng ở đây đã là một nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân rộng ở nhiểu hộ. Tính đến 11/10/2010, toàn tỉnh Bình Phước có 66 trại/hộ nuôi heo rừng và heo rừng lai. Trong đó, địa bàn có nhiều hộ nuôi nhất là huyện Đồng Phú (16 hộ), huyện Bù Đăng (12 hộ), Thị xã Đồng Xoài (10 hộ), huyện Bù Gia Mập (9 hộ).

Tính đến 11/10/2010, tổng đàn heo rừng của tỉnh có 2470 con, trong đó heo rừng rặc là 51 con và heo rừng lai là 2419 con. Heo rừng rặc được nuôi chủ yếu tại huyện Đồng Phú (50 con), các địa bàn còn lại chủ yếu nuôi heo rừng lai. Địa bàn có tổng đàn lớn nhất là huyện Bù Gia Mập (929 con, chiếm 37,61% tổng đàn), huyện Đồng Phú (599 con, chiếm 24,25%), huyện Hớn Quản (279 con, chiếm 11,30%), huyện Bù Đăng (245 con, chiếm9,92%)…

STT

Huyện/Thị xã

Số trại/hộ nuôi

Số lượng heo rừng

Số lượng heo rừng lai

Tổng

1

Bình Long

6

0

122

122

2

Hớn Quản

3

0

279

279

3

Chơn Thành

4

0

50

50

4

Lộc Ninh

3

1

20

21

5

TX. Đồng Xoài

10

0

127

127

6

Bù Đốp

0

0

0

0

7

Phước Long

3

0

98

98

8

Bù Gia Mập

9

0

929

929

9

Bù Đăng

12

0

245

245

10

Đồng Phú

16

50

549

599

Tổng

66

51

2419

2470


(Trích từ“Thống kê trại nuôi và loài nuôi động vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến 11/10/2010”- Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước).

Về qui mô chăn nuôi của mỗi trại/hộ: Phần lớn các trại/hộ chăn nuôi với quy mô trung bình và nhỏ. Toàn tỉnh Bình Phước có 4 trại/hộ chăn nuôi với qui mô từ 100 con trở lên (chiếm 6,06%), 5 trại/hộ chăn nuôi với qui mô 50-80 con (chiếm 7,58%), 10 trại/hộ nuôi từ 30-50 con (chiếm 15,15%), 22 trại/hộ nuôi từ 10-30 con (chiếm 33,33%), và có 25 hộ nuôi với qui mô nhỏ hơn 10 con (chiếm 37,88%).

4 trại/hộ chăn nuôi với qui mô hơn 100 con:

STT

Tên trại nuôi/ địa chỉ
tới xã

Giấy chứng nhận trại nuôi số/ Cấp năm

Mã trại nuôi

Số con

1

Lầu Sy Nịp
xã Long Bình, h. Bù Gia Mập

187/GCN-KL
01/10/2010
246/GCN-KL
01/11/2010

0023-BGM

465

2

Lầu Sy Nịp
xã Long Bình, h.Bù Gia Mập

17/CCKL-QL
01/4/2009

0014-PLO

335

3

Cty TNHH Vĩnh Phúc
xã Đồng Tâm, h.Đồng Phú

15/12/2009

0002-ĐPH

320

4

Trang trại Hoàn Cầu
xã Tân Hiệp, h.Hớn Quản

254/GCN-KL
15/12/2009

0002-HQU

224


(Trích từ“Thống kê trại nuôi và loài nuôi động vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến 11/10/2010”- Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước).

2.3. Tình hình nuôi heo rừng ở xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước:

Toàn huyện Đồng Phú tính đến 11/10/2010 có 16 hộ nuôi heo rừng, tổng đàn vào khoảng  599 con, chỉ đứng sau huyện Bù Gia Mập về tổng đàn.  Đây được coi là địa bàn nuôi giống heo rừng rặc lớn nhất của cả tỉnh (50 con).

Theo thống kê của chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước đến ngày 11/10/2010 và khảo sát thực tế của nhóm, hiện xã Tân Lập chỉ có 2 hộ nuôi heo rừng mang tính chất kinh tế:

  • Hộ ông: Phùng Văn Hoàng (qui mô 30 con)
  • Hộ ông: Nguyễn Bá Lợi (qui mô 22 con)

Các hộ này chăn nuôi lúc đầu với số lượng ít, 2-3 con làm giống, sau đó cho phối giống để phát triển đàn, khi số lượng heo tăng lên mới bán giống và bán thịt. Theo thông tin từ Hội nông dân xã và ở chính các hộ nuôi, trước giờ chưa có chương trình triển khai, chuyển giao kỹ thuật nuôi heo rừng, cũng như những đề án, phương án phát triển nuôi heo rừng trong xã. Họ nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của bản thân, tự tìm tòi, học hỏi, không trải qua các lớp khuyến nông, đào tạo kỹ thuật về nuôi heo rừng của hội nông dân xã, cũng như hội khuyến nông của huyện, tỉnh.

Các hộ tận dụng khoảng đất vườn trống để xây chuồng, tận dụng bóng mát dưới các tán cây, rào lưới để làm khu nuôi heo rừng. Với kỹ thuật nuôi đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại rau, củ, quả… rẻ tiền, dễ kiếm, ít tốn công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế mang lại là khá lớn.

  1. II. CÁC MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG Ở XÃ TÂN LẬP, HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
  2. 1. Các mô hình tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước:

Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước đến ngày 11/10/2010 và khảo sát thực tế của nhóm, hiện xã Tân Lập chỉ có 2 hộ nuôi heo rừng mang tính chất kinh tế:

  • Hộ ông: Phùng Văn Hoàng (qui mô 30 con)
  • Hộ ông: Nguyễn Bá Lợi (qui mô 22 con)

1.1. Mô hình nhà ông Phùng Văn Hoàng:

Địa điểm: Hồ Suối Giai, ấp 3 , xã Tân Lập, Huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

1.1.1. Mô tả chung:

Vợ chồng ông Hoàng đều có quê gốc ở Long An, chuyển đến sinh sống tại xã Tân Lập đã được 6 năm. Gia đình ông có 2 con, một đang học lớp 9 và một học lớp 5 tại trường trong xã.

Hiện tại, ông Hoàng kết hợp nuôi heo nhà, heo rừng, bồ câu, gà, các loại cá. Hồ cá nằm cạnh hồ Suối Giai, rộng 30mx80m, nuôi nhiều loại cá như: cá tra, chép, rô phi, điêu hồng. Nguồn thức ăn cho cá được ông Hoàng tận dụng từ nguồn phân heo chảy từ chuồng heo ở vị trí cao hơn theo đường ống xuống hồ. Mỗi năm, ông xuất khoảng 1 tấn cá.

Vợ ông Hoàng mở quán ăn gia đình với khách hàng chủ yếu là khách quen hay trong Ủy ban xã đến để ăn uống, liên hoan, câu cá giải trí. Nhờ quán ăn gia đình này, hộ ông Hoàng có thêm nguồn thu nhập và cũng là nơi tiêu thụ thịt heo rừng, thịt gà và cá ông Hoàng tự nuôi.

Mô hình nuôi heo rừng của ông chỉ là tự phát. Theo ông Hoàng, cách đây 5 năm, do thấy trong xã có nhu cầu về thịt heo rừng, ông cũng như vài hộ dân khác đã mua heo rừng giống về nuôi và phát triển đàn.

1.1.2. Kỹ thuật nuôi:

a) Giống:

Cách đây 5 năm, ông Hoàng mua giống lai giữa heo rừng Thái Lan và heo rừng Việt Nam với giá 4,5 triệu đồng/con. Heo rừng giống Thái Lan có đặc điểm mõm ngắn hơn, to hơn và mau lớn hơn heo rừng thuần chủng Việt Nam. Heo mẹ đẻ 2 lứa một năm, mỗi lứa đẻ từ 6-8 con. Từ đó, ông Hoàng phát triển đàn từ 3 con giống này. Hàng năm đều duy trì số lượng heo trong đàn khoảng 60-80 con. Nuôi khoảng 3 năm thì đổi giống một lần để tránh thoái hóa giống.

Trong lứa mới nhất, ông mua thêm một heo cái giống Thái với giá 5 triệu đồng/con và một cặp heo bố mẹ thuần chủng từ Lâm Đồng, mỗi con nặng khoảng 50kg với giá 15 triệu đồng/con. Hiện tại, đàn heo rừng của ông Hoàng có khoảng 31 con, gồm 1 cặp giống rừng Việt Nam, 3 con heo cái rừng lai Thái và 25 con heo con từ 2-3 tháng tuổi.

Kinh nghiệm chọn giống: Theo kinh nghiệm, ông Hoàng cho biết khi chọn giống nên chọn những con giống có những đặc điểm: mỏ nhọn, thẳng; có nhiều lông bờm; chân thẳng, chân trước cao hơn chân sau, cẳng chân thon, nhỏ; lưng cong vồng, vai cao hơn mông; tai nhỏ, áp sát vào thân người; má hóp; đuôi nhỏ, ngắn.

Phối giống:  Ban đầu, cho heo đực và heo cái nhốt vào một chuồng để chúng tự phối giống. Khoảng một tháng sau, khi quan sát được bụng heo cái lớn lên là đã phối giống thành công.

b) Chuồng trại: có 2 khu là khu thả rông và khu chuồng nuôi.

Khu thả rông:

  • Rộng 800 m2, có phần móng được gia cố vững chắc. Tường gạch cao 1-1,8m bao xung quanh khu vực thả nuôi.
  • Nền đất, tạo ra môi trường gần giống với tự nhiên để heo có thể tự đi tìm thức ăn, những chỗ trũng có đổ đá.
  • Trong khu thả rông, có trồng một số cây điều lớn tạo bóng mát. Tuy nhiên, heo rừng đào bới, gặm rễ điều làm một vài cây đã chết, chỉ còn lại một số cây tạo bóng mát.

Khu chuồng nuôi:

Chuồng được xây kiên cố, tường gạch, có trụ xi măng ở giữa để chống đỡ. Khung để lợp mái làm bằng gỗ. Trước đây, ông Hoàng lợp mái bằng lá dừa với ưu điểm là thoáng mát cho heo tuy nhiên mái lá có tuổi thọ không cao. Trong lứa nuôi mới này, ông Hoàng đã thay bằng mái tôn. Tuy chi phí mua tôn ban đầu cao nhưng lâu hỏng, có thể tái sử dụng nhiều lần mà vẫn mát mẻ.

Đối với heo rừng, hiện tại, ông 3 có chuồng nuôi gồm 1 chuồng để phối giống, 1 chuồng để heo mẹ đẻ và 1 chuồng để nuôi heo con. Mỗi chuồng có kích thước 3x4m (12m2), trong chuồng có máng nước. Chuồng nuôi heo con khô ráo, thoáng mát, trên nền xi măng có rải thêm mùn cưa, lá cây và đất mùn để bổ sung thêm chất khoáng cho heo.

Riêng chuồng để phối giống được xây rất kiên cố và được cải tạo hàng năm vì heo đực rất hung hăng. Chuồng xây gạch, lót nền xi măng, có máng ăn, máng uống riêng, vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Chuồng được lợp mái tôn một phần, một phần để trống tạo sự thoáng khí và tận dụng ánh nắng mặt trời để làm cho nền chuồng được khô ráo. Hiện tại, ông đang cho phối giống một con đực rừng thuần với một con cái rừng thuần và một con cái giống Thái Lan…

Ông Hoàng dự định mở thêm 5 chuồng mới để heo mẹ nuôi heo con với cửa chuồng thông với khu thả để heo tự do ra vào. Ngoài ra, heo con sẽ được nuôi theo từng đàn, từng giống riêng để tránh lẫn lộn bầy đàn và chủ động trong việc kiểm soát giống.

c) Thức ăn:

Ông Hoàng cho đàn heo ăn 3 lần trong 1 ngày. Thức ăn chính gồm xác đậu nành (chỉ dành cho heo từ 4 tháng trở lên), cám gạo, gạo lức. Khẩu phần thức ăn 1 ngày cho đàn heo rừng 30 con hiện tại gồm:

Loại thức ăn

Khối lượng

Giá

Xác đậu nành

10kg

1.000đ/kg

Gạo lức

3kg

9.000đ/kg

Cám gạo

5 kg

7.000đ/kg

Chi phí cho heo rừng ăn 1 ngày khoảng: 10*1+3*9+5*7=72.000 đồng/ngày. Chi phí cho 1 con khoảng 72/30=2.400 đồng/ngày.

Thức ăn dặm: quả điều, rau muống, lục bình, các loại củ quả thừa tự tìm kiếm.

  • Quả điều: tận dụng sau khi thu hoạch từ vườn điều của nhà mình và những nhà xung quanh
  • Rau muống, lục bình: lấy từ hồ cạnh nhà.
  • Xác đậu nành và loại rau củ quả thừa: đặt trước hàng ngày với những người bán hàng trong chợ với giá rẻ.

Về nguồn nước: Nguồn nước giếng, chủ động quanh năm. Nước sau khi bơm lên thì chứa vào bể để tiện sử dụng. Từ bể, có một hệ thống ống, dây nhựa để dẫn nước đến chuồng heo vừa để vệ sinh chuồng và cung cấp nước vào máng cho heo uống.

d) Kỹ thuật chăm sóc:

Sau khi phối giống, cho heo cái sang một chuồng khác để nó chuẩn bị sinh sản. Trong khi mang thai, heo cái vẫn được chăm sóc và có khẩu phần ăn bình thường như heo khác. Heo cái mang thai trong vòng 3 tháng 3 tuần 3 ngày (khoảng từ 112-116 ngày) thì sinh ra heo con.

Khẩu phần ăn của heo con cũng giống như bình thường, nhưng ông Hoàng không cho ăn xác đậu (vì có nhiều đạm, heo con dễ bị tiêu chảy), cho uống nhiều nước hơn.

Heo con mới sinh nặng chưa tới 0,5kg, sau 15 phút chúng đã có thể tự tìm đến heo mẹ bú. Heo con mới sinh được nuôi chung chuồng với heo mẹ để heo mẹ cho bú. Heo mẹ cho con bú tới khoảng 2-3 tháng thì cho heo con cai sữa. Heo mẹ sau khi cai sữa 15 ngày thì có thể cho phối giống tiếp. Heo con sau đó được nuôi riêng cho đến khi đạt 3-4 tháng tuổi thì thả  tự do di chuyển, tìm thức ăn trong khu đất rộng đã được rào lại. Chuồng heo con có cửa thông với khu này để chúng có thể dễ dàng di chuyển ra khu đất rộng cũng như quay về chuồng khi trời mưa hay để ngủ.

e) Phòng bệnh:

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch.
  • Cho heo xổ giun định kỳ.
  • Sau khi heo mẹ sinh sản, chuồng được phơi nắng để khô ráo, tiệt trùng. Khi đã xuất bán hết heo thịt thì vệ sinh chuồng trại, rắc vôi, phơi nắng trong 2 tháng để tiệt trùng, ngăn ngừa mầm bệnh.

1.1.3. Nguồn tiêu thụ:

  • Heo giống : 150.000 đồng/kg, bán cho những người quen biết, có nhu cầu nuôi. Giá heo con: 600.000 đồng/con/3-4kg.
  • Heo thịt: chế biến bán cho những khách đặt món ăn trước tại quán ăn của gia đình ông; những hộ có nhu cầu mua thịt trong những dịp lễ Tết, cưới hỏi, đãi tiệc…, thông thường họ mua với số lượng ít. Giá heo thịt (lai) từ 25-30kg: 120.000 đồng/kg. Ông cũng cho biết giá cả qua các năm tương đối ổn định, không có biến động nhiều.

Năm vừa rồi ông xuất được tổng cộng 70 con. Hầu hết những người mua heo đều là mối quen của ông trong xã và có nhu cầu ổn định.

1.1.4. Tổ chức quản lý:

Vì việc nuôi heo rừng tốn ít công chăm sóc và quy mô nuôi ở hộ ông Hoàng còn nhỏ nên hầu hết các công việc ông Hoàng đều đảm nhận. Bên cạnh đó, vợ và con ông cũng có giúp đỡ ông trong việc lặt trái điều để cho heo ăn. Ngoài ra, ông không thuê mướn thêm lao động để hỗ trợ.

1.1.5. Đánh giá ưu nhược điểm:

a) Ưu điểm:

  • Mô hình nhà ông Hoàng có tìm hiểu về phương pháp chọn giống, kỹ thuật nuôi cũng như chăm sóc heo rừng do đó mô hình đem lại lợi ích kinh tế cao. Heo rừng được vận động trong một diện tích khá lớn, thức ăn chủ yếu là thức ăn thô nên chất lượng thịt heo tốt, tỉ lệ nạc nhiều, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Là một trong những người đi đầu trong nghề nuôi heo rừng ở xã Tân Lập.
  • Khu nuôi heo rừng xa khu vực dân cư, xa đường quốc lộ, được cách ly với bên ngoài nên  vắng vẻ, yên tĩnh, thuận lợi cho heo rừng sinh sống và phát triển.
  • Gần khu nuôi có hồ Suối Giai diện tích rất rộng, không khí thoáng mát, trong lành. Bên cạnh khu nuôi có ao nuôi cá, hệ thực vật khá phong phú, dễ tìm kiếm thức ăn cho heo.
  • Khẩu phần thức ăn hợp lí, có kinh nghiệm trong việc cho heo ăn những thức ăn có tác dụng phòng bệnh. Bỏ công tìm thêm rau quả làm thức ăn cho heo, làm giảm chi phí.
  • Chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ có biện pháp vệ sinh chuồng trại thường xuyên hiệu quả. Phân heo sau khi vệ sinh chuồng sẽ chảy xuống hồ để làm thức ăn cho cá, vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa tốt cho môi trường.
  • Mua được heo rừng rặc về làm giống nên chất lượng đàn heo trong tương lai sẽ tốt.

b) Nhược điểm:

  • Khu chuồng nuôi heo rừng gần với khu nuôi heo nhà nên có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ heo nhà là rất cao. Chưa có những biện pháp cụ thể để phòng bệnh cho heo rừng.
  • Khu thả vẫn chưa có nhiều cây cho bóng mát cho heo rừng.
  • Heo rừng con thuộc nhiều lứa khác nhau được nuôi chung gây nên tình trạng khó cho ăn theo nhu cầu của từng lứa. Thường xảy ra tình trạng heo lớn ăn xong mới tới lượt heo bé nên heo phát triển không đồng đều, lứa lớn hơn sẽ phát triển trội hơn.

1.2. Mô hình nhà ông Nguyễn Bá Lợi:

Địa điểm: Ấp 2, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

1.2.1. Mô tả chung:

Quê gốc của ông Lợi là ở Nghệ An. Ông vào xã Tân Lập huyện Bình Phước để lập nghiệp cùng với anh của mình là ông Cường (hiện là chủ tịch hội nông dân xã Tân Lập). Vợ chồng ông có 2 con gái sinh đôi, hiện đang học lớp 3. Nghề nghiệp chính của vợ chồng ông là giáo viên. Ông Lợi chỉ nuôi heo để tăng gia sản xuất, kiếm thêm thu nhập cho gia đình, phục vụ cho nhu cầu đám tiệc của họ hàng.

Ông Lợi nuôi heo rừng cách đây gần 4 năm, đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong chọn giống và chăm sóc đàn heo.

1.2.2. Kỹ thuật nuôi:

a) Giống:

Ban đầu ông Lợi mua 1 cặp heo rừng lai ( Lai giữa heo bố là heo rừng Việt Nam và heo mẹ là heo rừng Thái Lan) với giá 1.200.000đ. Qua thời gian nuôi, đàn heo phát triển dần, hiện tại tổng số là 22 con, trong đó có 1 con heo rừng đực rặt Việt Nam làm giống, 3 heo nái giống lai F1 và 18 heo con. Con heo rừng thuần chủng Việt Nam ông Lợi mua từ một người quen ở Tây Nguyên đánh bẫy được khi nó cân nặng khoảng 3-4 kg với giá 1.500.000đ.

Hiện tại ông nhân giống đàn heo bằng cách cho con đực thuần chủng phối với 3 con heo nái trong đàn. Mỗi lứa, heo sinh sản khoảng 5 đến 10 con. Mỗi năm, 1 heo nái sinh sản khoảng 2 lần.

b) Chuồng trại:

Ông Lợi tận dụng khu đất trống đối diện nhà để khu vực chuồng nuôi và thả rông cho heo. Xung quanh là khu vực chưa có nhà dân nên việc nuôi heo của ông Lợi không làm ảnh hưởng đến các gia đình khác. Bao gồm 2 khu vực:

  • Khu vực thả rông: Diện tích khoảng 12mx18m.

Khu vực này được vây quanh bởi lưới B40, chiều cao khoảng 1,6m. Phần tiếp giáp với đất được gia cố bằng cách xây gạch khoảng 30cm.

Nền đất tự nhiên để heo có thể đào bới, ủi đất và vận động theo những tập tính hoang dã. Giữa sân có một số cây điều khá lâu năm, gốc to, chắc chắn. Cây điều vừa che bóng mát cho đàn heo vừa bổ sung thức ăn dặm là quả điều cho đàn heo.

Heo đực rừng thuần chủng Việt Nam được nhốt riêng trong khu vực khoảng 10m2 cũng được quây bằng lưới B40, trong khu vực này cũng có cây to che bóng mát.

  • Khu vực chuồng nuôi: Diện tích khoảng 18m2

Có 3 chuồng 3mx2m. Chuồng được xây bằng xi măng, cao khoảng 1m4, được lợp mái tôn kiên cố. Khu vực chuồng nuôi đành để nuôi heo mẹ đẻ hoặc là nơi trú ẩn của đàn heo khi trời mưa. Chuồng có cửa bằng sắt thông với khu thả rông để heo có thể ra vào dễ dàng.Trong khu vực chuồng nuôi có máng ăn khá sạch sẽ cho heo.

c)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác